-
Giỏ hàng của bạn trống!
Kinh nghiệm cách chọn mua vợt bóng bàn để phù hợp với cách chơi nhất
Trong bóng bàn xác định lối đánh của mình để lựa chọn cốt vợt bóng bàn phù hợp. Tham khảo giá thành của các bộ phận tạo thành cây vợt cũng như loại vợt dán sẵn từ nhiều trang web, người quen để nắm rõ giá chuẩn nhất. Tìm đến các cửa hàng thể thao có uy tín, tiếng tăm để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm ưng ý, đảm bảo chất lượng tốt.
1. Các thông số ghi trên vợt
- Trên các loại cốt vợt bóng bàn thường có ghi các thông số như DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến cốt vợt nhanh nhất (OFF+). Bạn có thể tham khảo những thông số này để lựa chọn cốt vợt phù hợp với mình
Thông số trên cốt vợt bóng bàn Butterfly
- DEF: Thích hợp với người có lối phòng thủ xa bàn; Giúp người chơi kiểm soát chặt chẽ bóng
- ALL-: Thích hợp với người có lối đánh gò bóng và thiên về phòng thủ
- ALL: Thích hợp với người có lối chơi toàn diện, có thể phù hợp với nhiều phong cách chơi bóng khác nhau
- ALL+: Thích hợp với những người có lối đánh chặn đẩy tốt, kiểm soát độ xoáy tốt và có thế mạnh ở quả đánh bóng thuận tay.
- OFF-: Thích hợp với người có lối đánh phòng ngự phản công ở cự ly trung bình.
- OFF: Thích hợp với người có thiên hướng tấn công
- OFF+: Thích hợp với người có lối đánh lấy tấn công làm chủ đạo. Cốt vợt cứng và khó kiểm soát hơn các dòng trên.
=>> Cốt vợt bóng bàn OFF là cứng nhất, ALL là loại cốt vợt mềm hơn và DEF là mềm nhất.
- Độ nảy: Nảy càng nhiều thì bóng đi càng nhanh, nhưng sẽ hy sinh độ kiểm soát trong một chừng mực nào đó, phù hợp cho lối đánh tấn công nhanh, rất phù hợp cho mút gai công và phản xoáy.
- Độ kiểm soát (từ dễ đến khó): Thường tỉ lệ nghịch với độ nảy. Tuy nhiên, một số công nghệ mới có thể tăng độ kiểm soát một cách tương đối mà không phải hy sinh độ nảy, chẳng hạn như công nghệ Relfex PAT System của TSP.
- Độ bám: Bám càng nhiều thì càng dễ tạo xoáy, phù hợp cho kỹ thuật đánh mút xoáy biến hóa, nhưng không phù hợp lắm cho mút gai công và phản xoáy.
- Độ cong của quỹ đạo bóng (cầu vòng ít hoặc nhiều): Quỹ đạo bóng cầu vòng nhiều thì cho phép lối chơi kỹ thuật giật bóng chậm dưới mặt bàn, quỹ đạo bóng phẳng hơn thì hỗ trợ lối chơi tấn công nhanh cận bàn.
- Cảm giác tiếp xúc bóng (từ cứng đến mềm): Cảm giác mềm hỗ trợ tốt kỹ thuật giật biến hóa xoáy, cảm giác cứng phù hợp cho kỹ thuật bạt/giật bạo lực và tốc độ. Cần lưu ý cảm giác cứng không nhất thiết đi đôi với độ nảy cao, ví dụ cốt Dynapower 9 lớp rất cứng nhưng khá đầm, rất phù hợp với lối phòng thủ cắt bóng bằng mút phản xoáy truyền thống.
2. Lối chơi của bạn phù hợp với cốt vợt làm bằng gỗ gì?
Khi chọn cốt vợt, chúng ta có thể xem catalogue để tìm hiểu xem cốt vợt được làm bằng những lớp gỗ gì để hiểu rõ thông số cơ bản của cốt vợt.
Một số loại gỗ và vật liệu thông dụng hiện nay gồm có:
- Gỗ Yellow Aningre: có độ kiểm soát rất tuyệt, cảm giác mềm, phù hợp với trường phái công thủ toàn diện (all-round).
- Chất liệu phụ gia Carbon: nhằm gia tăng tốc độ.
- Chất liệu phụ gia Arylate: nhằm mở rộng vùng hồng tâm chuẩn xác trên mặt vợt.
- Gỗ Ayous: có trọng lượng nhẹ, chắc thịt, phù hợp lối đánh đôi công cận bàn rất xuất sắc.
- Gỗ Koto: thường dùng ở lớp ngoài cùng để tăng độ cứng và độ nảy.
- Gỗ Bass: phổ biến nhất vì giá thành thấp và có độ kiểm soát cao.
- Gỗ Limba: cảm giác mềm, bám bóng và độ kiểm soát cao, là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Âu ưa chuộng kỹ thuật giật bóng xa bàn.
- Gỗ Cypress (còn gọi là Hinoki): là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Á ưa chuộng kỹ thuật tấn công nhanh, cảm giác mềm, tốc độ khá cao.
- Gỗ Planchonello: thường dùng ở lớp ngoài, để tăng tốc độ bóng, hỗ trợ trường phái tấn công "bạo lực".
Một số cốt vợt còn được đặt tên theo cấu trúc lớp gỗ. Ví dụ: Hai cốt vợt Butterfly là Senkoh-LAK (tức là Limba, Ayous, Koto) và Senkoh-HCK (tức là Hinoki, Carbon, Koto) đều có tên là Senkoh nhưng phục vụ hai lối đánh hoàn toàn khác nhau
>>> Xem ngay: Sự thật về các bài viết tư vấn mua vợt bóng bàn trên mạng Internet
3. Cốt vợt có ảnh hưởng tới lối chơi?
- Kích cỡ mặt cốt vợt
Một yếu tố quan trọng nữa là kích cỡ của mặt cốt vợt. Người chơi phòng thủ thường ưa thích cốt vợt có mặt lớn hơn do họ muốn tận dụng tối đa khu vựcSweet spot lớn. Trong khi người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt cốt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí.
(Sweet Spot là khu vực trên mặt vợt nơi mà người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện những cú đánh, khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt, một cách dễ dàng để xác định khu vực sweet spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt, chúng ta có thể dễ dàng xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng)
- Trọng lượng cốt vợt bóng bàn
Độ nặng, nhẹ của cốt vợt phụ thuộc rất lớn vào chất liệu cấu thành cũng sự sắp xếp phối trộng giữa các lớp cốt.
Cốt vợt càng nặng, lại càng giảm thiểu đi độ nhanh nhạy của những cú giao bóng. Những bạn mới chơi lên chuyên nghiệp cũng nên chọn loại cốt vợt này, những cú ra bóng tuy không nhanh nhưng mạnh hơn, nhiều lực dồn hơn nhờ trọng lượng của nó. Người chơi cũng chỉ còn công việc duy nhất là kiểm soát bóng. Sau đó, khi kỹ thuật đã nâng cao, dần dần bạn có thể chuyển sang các loại khác cao cấp hơn phụ thuộc vào trình độ.
Với lối đánh phòng thủ, bạn cũng nên chọn loại cốt vợt nặng này. Bạn sẽ tập trung cản phá những lượt tấn công của đối thủ. Tuy rằng tốc độ chậm nhưng chắc chắn.
Cốt vợt nhẹ sẽ phù hợp với những bạn có lối đánh tấn công, Nó sẽ tạo được cho bạn những cú đánh nhanh, mạnh và xoáy sâu, đưa bạn vào thế áp đảo đối phương.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cốt vợt nào càng giúp đánh xoáy, đánh càng căng thì khả năng giữ bóng càng kém, kiểm soát tốc độ cũng trở nên khó khăn. Tốc độ cao sẽ cho được những cú đánh nhanh mạnh tuy nhiên góc độ đánh không thể chính xác được với những cú đánh tốc độ cao.
Đây là lưu ý quan trọng để chọn mua cốt vợt bóng bàn phù hợp với mục tiêu luyện tập của bạn và nhớ rằng tốc độ và khả năng điều khiển luôn là hai thứ đối nghịch nhau.
- Chất phụ gia
Các hãng sản xuất cốt vợt bóng bàn thường sử dụng thêm các chất phụ gia để nâng cao chất lượng của cốt vợt. Tuy nhiên, trong bài này, với kiến thức của mình, mình chỉ xin giới thiệu tới bạn một số công nghệ cốt vợt của thương hiệu bóng bàn nổi tiếng Butterfly. Các công nghệ của các thương hiệu khác, sau khi tìm hiểu kĩ, mình sẽ giới thiệu với các bạn ở các bài viết sau.
- Với hãng bóng bàn Butterfly, thì có 2 chất phụ gia nổi tiếng và phổ biến nhất là Carbon và Arylate.
+ Cốt vợt có sử dụng carbon: Lớp sợi carbon nâng cao tốc độ cho cây vợt, làm rộng khu vực sweet-spot, và khiển cây vợt ổn định hơn. Carbon cũng đóng vai trò như là một lớp gia cố làm mạnh thêm cây vợt. Do đó phần lớn cốt vợt có sử dụng Carbon sẽ tạo cảm giác “cứng”, phù hợp với người chơi có lối đánh tấn công.
+ Cốt vợt có sử dụng sợi Arylate: Lớp sợi Arylate sẽ làm giảm độ rung của vợt khi tác động với bóng. Giống như sợi Carbon, lớp sợi Arylate cũng làm rộng khu vực sweet-spot khiến cho cây vợt ổn định hơn. Đặc tính này sẽ tạo ra một cây vợt có cảm giác “trung bình” hoặc “mềm”, phù hợp với người chơi hay tạo ra những cú đánh xoáy.
Cấu tạo cốt vợt bóng bàn Butterfly
Các loại cốt vợt bóng bàn cao cấp sẽ sử dụng những lớp tạo bởi sự kết hợp giữa Carbon và Arylate. Tốc độ và khu vực sweet-spot lớn của Carbon kết hợp với khả năng giảm rung và cảm giác “mềm” của Arylate tạo ra những cây vợt có chất lượng cao nhất hiện nay
Bình luận
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận