GAI DÀI LÀ GÌ ?

Theo Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF), gai được phân chia thành hai loại: Gai Dài (Long); và Gai Ko Dài (Out). Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia và nhiều Diễn đàn BB người ta lại phân chi tiết Gai Ko Dài ra thành hai loại: Gai Ngắn (Short); và Gai Trung (Medium).

Quay lại chủ đề, thì GAI DÀI - trong danh sách chấp thuận gai của ITTF - được xác định khi tỷ số của chiều dài gai chia cho đường kính gai lớn hơn 0.9 và không được vượt quá 1.1.

- Đặc điểm của mặt gai dài:

Mặt gai dài khó chịu nhất và gây hiệu ứng nhất là mặt đỏ, cứng, không có mút đệm và ở trên cốt có tốc độ nhanh, như vậy bóng nảy khỏi vợt rất nhanh. Nhiều người không hiểu được gì xảy ra khi họ chơi với gai lại chịu tác động chính xoáy của mình khi bóng trả lại. Khi trả bóng xoáy xuống, mặt gai dài có mút đệm dày sẽ tạo ra một pha bóng “chuội”, còn mặt gai dài không mút đệm tạo ra pha bóng xoáy lên.

Khi bạn hiểu được điều trên thì những “cường điệu” về gai dài chỉ còn là vấn đề giản đơn. Cái gọi là phản xoáy trở thành rõ ràng, bạn đánh xoáy lên bạn nhận được xoáy xuống, bạn gò bóng bạn nhận được xoáy lên. Ngay cả bóng “lắc lư” sang bây giờ cũng dễ giải thích – nó xuất hiện khi bạn chơi không phải đơn xoáy như lên-ngang hoặc xuống-ngang, đơn giải vì có 2 phương bạn đã tác động đồng thời. Điều quan trọng nhất khi chơi với người dùng gai dài không phải là đối phương làm gì với vợt của họ, mà là bạn đã làm gì với quả bóng trước đó.

Một yếu tố nữa mà nhiều vận động viên và huấn luyện viên bỏ qua là lực cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến trái bóng trả lại. Cú đánh của bạn càng mạnh khi úp vợt thì tạo ra xoáy càng nhiều. Vì vậy, bạn càng đánh mạnh vào gai dài, bóng trả lại càng xoáy xuống. Một trong những thủ thuật hiệu quả là chơi lỏng hoặc đánh bóng không xoáy vào mặt gai này.

Tất nhiên còn một vài khía cạnh nữa cần xem xét – dùng gai dài dễ hãm được bóng ngắn hoặc bóng sang thấp, hoặc thậm chí tự tạo được ít xoáy. Cùng trong số người dùng gai, nhưng khả năng sử dụng hiệu quả từ gai có khác nhau. Nếu thêm mút dướt mặt gai sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tính năng sử dụng mặt gai. Mặt gai không mút có hiệu ứng trả bóng lộn xoáy cao nhất, sử dụng mút mỏng tăng khả năng điều khiển nhưng giảm hiệu ứng, còn nếu sử dụng mút dày sẽ dễ dàng hơn cho cú đánh mạnh bằng gai.

- Phản xoáy:
Mặt gai dài có độ phản xoáy cao là loại cao su cứng, các gai có cảm giác là nhựa hơn là cao su.

- Hiệu ứng lắc lư:
Mức độ tạo ra lắc lư càng nhiều khi gai càng thưa. Mức độ mềm dẻo của gai cũng có thể tạo ra những đường bóng bất thường, tuy nhiên nếu gai quá mềm sẽ dễ gãy.

- Khả năng điều khiển:
Đối với gai dài càng ngắn, gai to và dày tạo ra khả năng điều khiển và xoáy thuận càng cao. Tuy nhiên đây lại là những đặc tính ngược lại với tính “phản xoáy” của gai dài. Mặt gai mềm sẽ linh động hơn có thể dễ trả bóng ngắn sang bàn đối phương.

- Tốc độ:
Ở đây lưu ý rằng đang nói theo nghĩa về thời gian bóng dội vào vợt rồi bật ra khỏi vợt. Mặt gai dài không mút đệm sẽ tạo cho bóng bật khỏi vợt rất nhanh, tuy nhiên lại khó có thể thực hiện được giật. Gai dài có kèm với mút trung bình đến mút dày có khả năng làm cho bóng bật khỏi vợt chậm hơn, nhưng lại dễ điều khiển và có thể giật được.

- Độ xoáy:
Trong một số loại, trên bề mặt gai có khía hoặc nhám nên chúng có khả năng tạo xoáy. Tuy nhiên mức độ xoáy này là không đáng kể so với các loại mặt mút thông thường hoặc ngay cả đối với một vài loại gai ngắn. Một điều đáng lưu ý đối với gai dài khi muốn tạo xoáy thì dùng gai mềm hoặc mút đệm mềm hoặc mút dày sẽ dễ tạo ra xoáy hơn so với bề mặt nhám của gai./.

Bình luận

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận